PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NHÂN HÓA ĐỂ VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NHÂN HÓA ĐỂ VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4
HỒ THỊ NGỌC THIỆN - NGUYỄN VĂN BẢN
Thực tế cho thấy khả năng sử dụng biện pháp tu từ NH để viết văn miêu tả (MT) của HS lớp 4 còn nhiều hạn chế. Các bài văn viết của HS thường ít sử dụng BPNH hoặc có sử dụng thì cũng chưa hay, chưa phù hợp hoặc hiệu quả chưa cao. Vì vậy, các bài văn miêu tả (VMT) của HS thường khô khan, câu văn thiếu hình ảnh, đơn điệu, chỉ mang tính liệt kê, mô tả. Với HS tiểu học việc sử dụng BPNH trong mỗi bài tập làm văn, tức là, HS tìm ra những hình ảnh NH vừa chân thực, chính xác lại vừa sinh động, có hồn.[...]
Trong tiết học, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng BPNH như sau:
- GV đưa đoạn văn mẫu, yêu cầu HS tìm ra các câu có sử dụng BPNH và nêu tác dụng của chúng.
- GV đưa các câu VMT bình thường (không sử dụng BPNH) yêu cầu HS điền thêm những từ ngữ NH. Hoặc biến đổi câu văn đó thành những câu văn có dùng NH.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn tả các bộ phận của một đối tượng nào đó có sử dụng BPNH.
- Sửa một đoạn văn không sử dụng BPNH, diễn đạt chưa hay thành một đoạn văn hay hơn (có sử dụng BPNH).
Kết quả đạt được ở tiết học này có vai trò rất quan trọng để đạt kết quả cao hơn ở tiết xây dựng đoạn văn trong bài VMT.
Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện năng lực sử dụng BPNH để viết bài VMT cho HS lớp 4
*Mục đích: Mục đích của bài tập là những kiến thức, kĩ năng, thái độ ta đem đến cho HS. Đáp án của bài tập chính là kiến thức cần đạt, sao cho trong quá trình giải bài tập, HS có được kĩ năng sản sinh các văn bản nói và viết. Hệ thống bài tập rèn luyện cho HS kĩ năng nhận diện BPNH, tác dụng từ ngữ NH, viết được câu văn, đoạn văn có sử dụng BPNH, HS biết chữa lỗi dùng từ ngữ NH. Thông qua hoạt động làm bài tập, HS rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, thói quen giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.
* Các bước thực hiện
Quy trình xây dựng bài tập
Bước 1: Xác định mục tiêu cần hình thành và rèn luyện cho HS
Bước 2: Lựa chọn dạng bài tập phù hợp
Bước 3: Biên soạn
Bước 4: Kiểm tra chỉnh sửa
Ví dụ minh họa:
Bài tập nhận diện BPNH: Dạng bài tập này yêu cầu HS dựa trên ngữ liệu cho sẵn phải xác định được những câu văn có sử dụng BPNH và tác dụng của chúng trong bài VMT. Thông qua việc giải các bài tập, HS có kĩ năng sử dụng BPNH khi viết VMT
Bài tập tạo lập văn bản có BPNH: Dạng bài tập này yêu cầu HS dựa trên vốn kiến thức về BPNH để viết được những câu văn, đoạn văn sinh động, gợi gợi cảm hơn. Thông qua việc giải các bài tập, GV cần chú ý rèn cho HS thao tác phân tích, tổng hợp để hình thành kĩ năng tạo lập những câu văn, đoạn văn có sử dụng BPNH. Qua đó giúp HS có ý thức sử dụng BPNH khi viết VMT.
Ví dụ: Cho các từ sau: con lợn, tán lá xanh, chú cún con. Em hãy đặt câu với những từ nêu trên, có sử dụng biện pháp tu từ NH.
Đáp án:
(1) Chú lợn bà em nuôi béo múp míp khiến đôi mắt nó lúc nào cũng híp lại.
(2) Tán lá xanh rung rinh nhảy máy trong làn gió mới.
(3) Chú cún con đang thoải mái thư giãn tắm nắng góc sân nhà.
TOÀN VĂN: https://www.vjol.info.vn/index.php/tctbgd/article/view/100795/84999?fbclid=IwY2xjawFHdh1leHRuA2FlbQIxMAABHXtFyDrSagP9DauAcoZoD3giTMEw0phfiOiezrPCvESWhUcQ2p8GepPiRg_aem_gzDYMdk8AwCMfwtpYtsu7g